More news
Phòng khách phong thủy giúp gia chủ ăn nên làm ra
Không gian phòng khách có một bộ ghế salon tay triện gỗ. Trên bàn salon có khay trà, bộ ấm chén. Ở góc trong bàn salon là cặp tỳ hưu sừng trâu đứng chầu tạo sinh khí cho buổi trò chuyện công việc.
Trang trí cặp sừng trâu quyền quý
Ở nóc tủ búp phê phòng khách (hoặc tủ kệ cao ngang tầm mắt) là vị trí phù hợp cho cặp sừng trâu trắng châu Phi. Cặp sừng thể hiện ý chí, quyết tâm mãnh liệt cho công việc làm ăn, hoạch định sắp tới của gia chủ.
Nếu thiết kế của phòng khách thuộc kiểu biệt thự xa xỉ, việc bố trí cặp sừng trắng vuốt cong cỡ lớn, đi cùng cặp đế gỗ đường kính rộng như thể một cặp ngà voi trong cung điện của vua chúa ngày xưa.
Cách sử dụng mỹ nghệ sừng trang trí
Hòn non bộ kiểu rừng rậm với tê giác sừng
Thiết kế tiểu cảnh với linh vật sừng
Hòn non bộ nhỏ xinh với đàn trâu sừng mỹ nghệ
Tiểu cảnh trâu và cánh đồng ngay trên bàn làm việc
- Details
- By Admin
Hướng dẫn phong thủy chọn vòng sừng mỹ nghệ
Không chỉ là phụ kiện trang sức, vòng tay sừng trâu còn là vật phẩm phong thủy. Để có được sự may mắn, thịnh vượng thì hãy lựa chọn cho mình một vòng tay phong thủy hợp mệnh. Chiếc vòng có thể bên bạn mọi nơi, mang đến những lợi ích bất ngờ.
Tương sinh
Sừng thuộc hành mộc. Về tương sinh, mộc lại sinh hỏa.
Tương hòa
Về tương hòa, người mệnh mộc phù hợp với các chế phẩm thuộc hành mộc.
Tương khắc
Mộc khắc kim (tức là mộc hao và kim được lợi), mộc khắc thổ (mộc lợi còn thổ hao bởi cây hút chất từ đất).
Về màu sắc, vòng sừng màu đen thuộc hành thủy, không dùng cho người mệnh hỏa. Vòng sừng màu trắng tượng trưng cho kim mà kim lại khắc mộc thì không dùng cho người mệnh mộc.
Vòng sừng trâu chế tác bằng tay có một không hai
Sừng và gỗ đều đại diện cho mộc. Một sừng trâu được gắn cùng linh vật tỳ hưu bằng gỗ ắt hẳn là sự hòa hợp về chất liệu phong thủy cũng như về mặt hình thể trong nghệ thuật. Một cặp sừng trong phòng khách thể hiện ý chí vươn lên. Một cặp tỳ hưu sừng có tác dụng trấn giữ sinh khí trong nhà.
Cốc bằng sừng thay cho bộ ấm chén.
Dĩa trái cây bằng sừng mang lại nét cổ điển.
Vòng cổ họa tiết sừng mang lại sự thanh lịch
Linh vật tê giác sừng mang đến vẻ quý phái.
Tù và sừng tạo ấn tượng hoang dã
Vòng tay sừng cho tuýp người cá tính
Nhẫn sừng trâu, vật phẩm phong thủy tinh tế
Dây chuyền sừng, phụ kiện trang nhã quý phái
Quà tặng mỹ nghệ sừng- cổ điển và quý phái
Hình ảnh sừng trâu trong nội thất phòng khách.
- Details
- By Admin
Linh vật dê bằng sừng trâu
Xét tử góc độ văn tự, thời xưa chữ “dương” (dê) được dùng thông với chữ “tường” (may mắn), nhiều khi “cát tường” được viết thành “cát dương”, có thể dễ dàng tìm thấy những chữ “đại cát dương” trên đồ đồng, nói và những dụng cụ khác thời cổ đại, cũng có nghĩa là “đại cát tường”.

Theo quan niệm dân gian, đặt biểu tượng con dê phong thủy ở 2 bên đầu giường của người bệnh có tác dụng mang lại sức khỏe và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng. Và khi công việc của bạn không thuận lợi hoặc bạn bị nhiều điều thị phi của tiểu nhân, hãy sử dụng biểu tượng dê hóa giải tình trạng đang gặp phải.

Trong 12 con giáp, dê được xem là biểu tượng của tính ôn hòa, thuần nên khi bài trí dê tại bàn làm việc sẽ giúp chủ nhân luôn giữ được sự điềm đạm, tĩnh tâm, tốt cho các mối quan hệ giao tiếp. Nó cũng có tác dụng bồi đắp làm tăng thêm lòng kiên trì và ý chí phấn đấu của chủ nhân.

Tam dương khai thái
Câu nói cát tường này được thể hiện trên hình vẽ hoặc các vật phẩm phong thủy, đó là bức hình ba con dê ở cùng 1 chỗ hoặc ba con dê với ba tư thế khác nhau đang cùng nhìn về phía mặt trời.

Vì sự liên hệ đơn giản về mặt văn tự giữa “dương” và “tường” khiến một loài động vật như Dê đã trở thành vật mang ý nghĩa may mắn.
Để phát huy hết được tác dụng phong thủy của tượng Tam Dương Khai Thái thì khi bày trí tượng trong nhà, gia chủ nên đặt tượng theo hướng Nam hoặc hướng Tây Nam, tuyệt đối không được đặt theo hướng Bắc hoặc hướng Đông Bắc.
Câu “Tam dương khai thái” là một hình thức chơi chữ tế nhị và sâu sắc mà hàm nghĩa là “Tháng Giêng (tam dương) mở đầu (khai) cho sự hanh thông (thái) trong cả năm”.
Thực ra, câu “tam dương khai thái” không liên quan đến con dê mà liên quan đến khái niệm “dương” trong “âm dương”. Nó bắt nguồn từ nội dung của Kinh Dịch và liên quan đến hình của những quẻ kép (trùng quái) tương ứng với 12 tháng trong năm cũng như đến tên của quẻ Thái là quẻ tương ứng với tháng Giêng. Thời xưa chữ “dương” [羊] và chữ “tường” [祥] trong “cát tường” thông nhau. Bằng chứng là trên nhiều cổ vật thì “cát tường” [吉祥] đươc viết thành “cát dương” [吉羊]. Đồng thời, thời xưa thì bên Tàu vẫn xem dê là linh thú và điềm lành. Vì vậy nên “tam dương khai thái” [三陽開泰] với chữ “dương” [陽] trong “âm dương” hay “tam dương khai thái” [三羊開泰] với chữ “dương” [羊] là dê đều mang ý nghĩa cát tường.
- Details
- By Admin